![]() |
Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các sở ban, ngành thuộc tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, Thủ trưởng các đơn vị được giao làm chủ đầu tư các dự án trên địa bàn tỉnh thực hiện một số nhiệm vụ sau:
Đối với các nhà thầu thi công xây dựng: Chỉ đưa các máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ vào sử dụng tại công trường sau khi đã được kiểm định bảo đảm an toàn; hướng dẫn người lao động nhận diện các yếu tố nguy hiểm có nguy cơ xảy ra tai nạn và các biện pháp ngăn ngừa tai nạn trên công trường; yêu cầu người lao động sử dụng đúng và đủ dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân trong quá trình làm việc; kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các yêu cầu về ATLĐ đối với người lao động.
Đối với chủ đầu tư: Thường xuyên đôn đốc việc thực hiện các biện pháp đảm bảo ATLĐ trong thi công xây dựng công trình theo quy định; yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng công trình tổ chức thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ sử dụng trong thi công xây dựng công trình đúng quy định của pháp luật; rà soát công tác tổ chức thi công, kịp thời chấn chỉnh và chỉ đạo các nhà thầu (tư vấn giám sát, thiết kế, thi công xây dựng) thực hiện đầy đủ các trách nhiệm về công tác đảm bảo ATLĐ trong thi công xây dựng công trình.
Đối với các tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn: Tuân thủ các yêu cầu của quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn đảm bảo kết quả chính xác, khách quan và chỉ cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định sau khi máy, thiết bị, vật tư đã đáp ứng được các điều kiện về kiểm định kỹ thuật an toàn; xử lý nghiêm các chủ thể vi phạm quy định của pháp luật về ATLĐ trong thi công xây dựng công trình; cương quyết dừng thi công, dừng sử dụng máy, thiết bị khi phát hiện vi phạm về ATLĐ.
V.Thảo